Present
Chụp ảnh
Miếu Lãi Lèn là một ngôi miếu cổ ở làng Phù Đức, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì. Theo truyền thuyết thì miếu Lãi Lèn là nơi Vua Hùng truyền dạy điệu hát Xoan cho thôn dân.Các họ Xoan coi ngôi miếu này là nơi phát tích của hát Xoan, chính vì vậy hát Xoan còn có tên gọi khác là hát Lãi Lèn. Miếu Lãi Lèn là sự tổng hòa tương đối của một di tích vừa liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đồng thời cũng là di tích gốc liên quan đến nguồn gốc ra đời của một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - nghi lễ hát thờ, hát Xoan Phú Thọ.
Trải qua thời gian thăng trầm của lịch sử, ngôi miếu cổ đã bị đổ nát. Năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã quyết định khôi phục miếu Lãi Lèn trên nền móng cũvới tổng diện tích gần 3.000m2, tạo cảnh quan nơi đây trở thành một điểm đến tham quan cho khách du lịch và thưởng thức di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương . Kiến trúc miếu Lãi Lèn được làm theo kết cấu kiến trúc truyền thống kiểu chữ Đinh (丁) gồm tiền tế và hậu cung, nhìn theo hướng Đông Nam, mái lợp ngói mũi hài. Hai tòanhà Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng theo kiểu nhà 5 gian truyền thống. Trước miếu là bức bình phong bằng đá nguyên khối với chiều dài 7,6m, hai mặt trang trí quấn thư, hổ phù.Trong quần thể di tích miếu Lãi Lèn còn có Nhà trưng bày nghệ thuật Hát Xoanlà không gian để trưng bày bảo tồn nghệ thuật hát xoan tỉnh Phú Thọ với diện tích 316 m2gồm có khu trưng bày và sân khấu biểu diễn; khu trưng bày theo các mảngchuyên đề như: Không gian văn hóa và nghệ thuật hát xoan; Nghệ nhân hát xoan; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát xoan.
Khi đến với điểm tham quan miếu Lãi Lèn, du khách không những được chiêm ngưỡng công trình gắn với gốc tích của hát Xoan mà còn được đắm mình trong những làn điệu Xoan cổ của các nghề nhân phường Xoan gốc để rồi ra về lòng vẫn còn vương vấn với từng làn điệu Xoan mượt mà, giản dị.