Đền Trung

ditichdenhung@gmail.com
02103 860 026

Dịch vụ

System.Data.Entity.DynamicProxies.SERVICE_TYPE_DAF51ED6D68D05840B860677319FFD7C6B16EA839D6C76718E944A89F7963EDE?.NAME

Hướng dẫn viên

System.Data.Entity.DynamicProxies.SERVICE_TYPE_DAF51ED6D68D05840B860677319FFD7C6B16EA839D6C76718E944A89F7963EDE?.NAME

Chụp ảnh

Mô tả

Đền Trung có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu (Miếu thờ Tổ Hùng Vương). Đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII). Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược đã tàn phá đền. Sau này, đền được nhân dân phục hồi. Năm 1998, đền Trung được trùng tu vẫn giữ nguyên kiểu dáng chữ Nhất, một tòa,  03 gian quay về hướng Nam. Năm 2009, đền Trung được tu bổ, tôn tạo lại, kiểu dáng chữ Nhị (=), hai tòa, gồm: Tiền bái và Hậu cung. Trong Hậu cung có đặt ngai, bài vị thờ Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn và các đời Vua Hùng để nhân dân hương khói phụng thờ.

Tương truyền, khu vực Đền Trung là nơi Vua Hùng thường cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng họp bàn việc nước và ngắm cảnh núi non kỳ thú. Đây cũng là nơi Hùng Vương thứ VI đã truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu, trong cuộc thi tuyển chọn người tài kế vị. Truyền thuyết kể rằng, Vua Hùng thứ VI sau khi đánh thắng giặc Ân xâm lược, muốn tìm người tài kế vị, đã cho mời các hoàng tử lại và truyền rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân châu mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có hoàng tử út Lang Liêu, do mẹ mất sớm, không có người giúp đỡ nên không biết xoay sở ra sao. Một hôm Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng cho Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”.

Khi Lang Liêu dâng lên vua cha, hai loại bánh ấy được Vua Hùng rất ưng ý nên đã quyết định truyền ngôi cho chàng, đồng thời Vua Hùng đặt tên bánh hình tròn tượng trưng cho trời là bánh giày, bánh hình vuông tượng trưng cho đất là bánh chưng. Kể từ đó, mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng Tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn Trời Đất.

Những điểm lân cận

Bản đồ