Làng nghề nón lá Cẩm Khê

pttxtdl@gmail.com
0962 317 756

Dịch vụ

System.Data.Entity.DynamicProxies.SERVICE_TYPE_DAF51ED6D68D05840B860677319FFD7C6B16EA839D6C76718E944A89F7963EDE?.NAME

Hướng dẫn viên

System.Data.Entity.DynamicProxies.SERVICE_TYPE_DAF51ED6D68D05840B860677319FFD7C6B16EA839D6C76718E944A89F7963EDE?.NAME

Chụp ảnh

Mô tả

Nếu như xứ Huế mộng mơ nổi tiếng với chiếc món bài thơ mỏng manh, dịu dàng thì ta bắt gặp ở vùng quê Đất Tổ - nơi bạt ngàn rừng cọ đồi chè những chiếc nón lá thanh tú, chắc khỏe, bình dị âm thầm phục vụ cho người dân lao động.

Là đất cọ nên nghề làm nón phát triển ở Phú Thọ cũng là lẽ thường. Trong tỉnh có nhiều nơi làm nón lá, nhưng ở quy mô làng thì tại Cẩm Khê nổi tiếng có làng Sơn Nga, Sai Nga, Thanh Nga, gần đây thêm Đông Phú, Phú Khê. Trong đó Sai Nga là làng nghề lâu đời nhất của vùng nón.

Xã Sai Nga có 12 khu hành chính, cả xã hiện có hơn 1180 hộ dân với xấp xỉ 4000 nhân khẩu. Trong đó, tổng số hộ tham gia sản xuất làng nghề nón lá là hơn 600 hộ, chiếm trên 50%. Từ vài chục năm qua, tại đây lúc nào cũng nhộn nhịp các công việc về nón, mỗi nhà trở thành một công xưởng nhỏ với các công đoạn nhịp nhàng từ chọn lá, chẻ vanh tới cắt, ghép, khâu. Để làm ra một chiếc nón người làng nón phải trải qua rất nhiều công đoạn như tìm chọn mua nguyên vật liệu, làm vanh, là lá, quay khâu, nức, nhôi, sấy… Sau khi người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa được xếp rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

Trung bình mỗi ngày, nếu chuyên làm nón, một người làm được từ 3 đến 4 chiếc, người giỏi có thể làm được 5 chiếc. Sản phẩm làm ra đều được thương lái thu mua tận nơi hoặc bán tại chợ phiên, đa phần người làm nón vẫn thích đem nón đến chợ phiên và coi đó như một nét văn hóa truyền thống của làng mình.

Một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đường khâu mượt mà, những vết khâu trải trên mỗi vành theo những khoảng cách đều tăm tắp. Giữa hai lớp lá mỏng, người ta gài vào lòng nón những hình trổ như hình hoa lá, đôi nét kiến trúc cổ kính và đôi khi cả mấy câu thơ trữ tình, lặng thầm mà đầy thi tứ: “Bình, dị, trắng, bền là nón Sông Thao”, hay “Hỡi ai đi ngược về xuôi. Muốn đội nón đẹp thì về Sông Thao”.

Những điểm lân cận

Bản đồ